Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Làm sao để bỏ bớt độc tố ở trong măng?

Măng là món ăn được nhiều người yêu thích, dễ ăn. Mặc dù vậy nếu không biết cách sơ chế, chế biến thì chất độc trong măng cực nguy hiểm với sức khỏe người dùng.

Độc tố trong măng tươi nguy hại thế nào đến sức khỏe?

Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Khi ăn, dưới ảnh hưởng của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), là 1 chất cực độc với cơ thể.

Trẻ em, người già yếu dễ nhạy cảm với độc tính của nó. Trong 100g măng tươi chưa luộc có 32-38mg HCN. Ở măng tươi đã luộc kỹ, lượng chất này còn 2,7mg. Đối với măng tươi ngâm chua là 2,2 mg, ở măng tươi ngâm chua đã luộc kỹ là 10mg.



Với liều 50-60mg (vào khoảng 200g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây tử vong, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở…

Trong măng tươi có chứa glucid – khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc.



Cách khử độc tố có trong măng tươi

Măng tươi bóc vỏ luộc 2-3 lần để loại bỏ độc tố

– Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

– Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên, 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng đã được loại bỏ, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

– Bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua 1 lần. Khi măng đã chín, chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một đợt tiếp nhữa là có thể đem chế biến món ăn.

– Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi, cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch, măng sẽ không còn vị đắng và có thể đem chế biến món ăn.

– Trong quá trình luộc măng, khi nồi măng sôi cần mở vung/nắp nồi để chất độc có trong măng sẽ thoát ra bên ngoài và những măng tre có màu trắng/vàng bất thường hoặc có mùi lạ (dấu hiệu của mùi lạ hoặc măng đã được ngâm hóa chất) cần loại bỏ và không nên sử dụng.



Những ai không được phép ăn măng tươi

– Người bị bị đau dạ dày: Các bác sĩ cho biết, những bệnh nhân đau dạ dày (hoặc đang uống thuốc chữa dạ dày) không ăn măng bởi hàm lượng acid cyanhydric trong măng cũng là chất có hại cho dạ dày, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn và rất lâu khỏi.

– Người bị bệnh gút: Người bị bệnh này luôn cần cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Trong khi đó, các loại thực phẩm như măng tre, măng trúc, măng tây đều làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, chúng được xếp vào danh sách “không nên ăn” đối với tất cả những người bệnh gút.

– Người bị bệnh thận: Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có ích cho người thận yếu. Tốt nhất là hãy cố gắng loại bỏ món này ra khỏi mâm cơm và thay thế bằng những thực phẩm khác tốt cho sức khỏe hơn.

Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét